
Nokia G11 cấu hình tốt với con chip Unisoc T606
Trước khi chúng ta bắt đầu phần đánh giá hiệu năng của máy thì mình sẽ liệt kê nhanh cấu hình của Nokia G11 mà mình sử dụng trong bài cho các bạn dễ theo dõi nha!
- Màn hình: Kích thước 6.5 inch, tấm nền TFT LCD, độ phân giải HD+, hỗ trợ tần số quét 90 Hz.
- CPU: Unisoc T606.
- GPU: Mali-G57.
- Camera sau: 13 MP + 2 MP +2 MP.
- Camera Selfie: 8 MP.
- Bộ nhớ trong: 64 GB.
- RAM: 4 GB.
- Dung lượng pin: 5.050 mAh, hỗ trợ sạc nhanh 18 W.
- Hệ điều hành: Android 11.

Cách đây không lâu thì HMD Global đã giới thiệu Nokia G21 và Nokia G11, cả hai chiếc máy đều sử dụng chung một bộ vi xử lý Unisoc T606 và chỉ khác nhau ở độ phân giải camera. Mình đã từng trải nghiệm hiệu năng của con chip này trên Nokia G21 và nhận thấy Unisoc T606 hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của hàng ngày cũng như chơi được tốt một số tựa game phổ biến hiện nay ở mức thiết lập phù hợp.
Tuy nhiên mình vẫn muốn đánh giá lại cho các bạn thấy con chip Unisoc T606 trên Nokia G11, để xem liệu có sự khác biệt gì về hiệu năng giữa hai thiết bị hay không? Vì vậy mời các bạn cùng mình đánh giá chi tiết hiệu năng Nokia G11 ngay phần tiếp theo nhé!

Chấm điểm hiệu năng Nokia G11
Như bao bài đánh giá khác, đầu tiên mình sẽ chấm điểm hiệu năng Nokia G11 để các bạn có thể tham khảo xem hiệu năng của em nó được miêu tả lại như thế nào bằng những con số. Do mình không thể tải về và cài đặt được phần mềm Geekbench 5 nên ở đây, mình chỉ có thể sử dụng hai phần mềm 3D Mark và PCMark, trước khi chấm điểm hiệu năng của Nokia G11 thì mình xin chia sẻ điều kiện test như sau:
- Pin của Nokia G11 phải từ 90 - 100% (pin dưới 90% sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng của máy).
- Không vừa sạc pin vừa chấm điểm.
- Chấm 3 lần liên tục và lấy kết quả trung bình sau 3 lần chấm.

Đầu tiên là kết quả từ ứng dụng PCMark, Nokia G11 đạt 7.766 điểm 3D. Có thể nói điểm số này không quá chênh lệch gì nhiều khi so với Nokia G21, mình thấy đối với một thiết bị giá rẻ như Nokia G11 thì kết quả cho ra như vậy là quá tốt.

Tiếp theo là 3D Mark với bài test Wild Life Extreme, bài test này chủ yếu được dùng để kiểm tra hiệu năng, pin và nhiệt độ của máy trong điều kiện sử dụng liên tục. Kết quả bài test cho thấy Nokia G11 của mình đạt 113 điểm 3D, FPS trung bình là 0.70 FPS và đáng chú ý hơn là nhiệt độ của máy vẫn giữ nguyên ở 32 độ cùng viên pin ở mức 100% trong quá trình test. Mình đánh giá điểm số hiệu năng mà Nokia G11 thể hiện trong bài kiểm tra này ở mức khá ổn, vừa đủ dùng và khả năng tối ưu pin cũng như nhiệt độ của máy là điều đáng để chúng ta khen ngợi.

Khá tiếc là mình không thể thực hiện bài test Wild life Extreme Stress Test trên Nokia G11 và cũng không thể chụp được màn hình lỗi của bài test này nên mình sẽ thử tìm cách khắc phục và thực hiện lại bài test này cho các bạn tham khảo nhé!
Nhìn chung, ở cả hai bài test trên Nokia G11 đều có điểm số ở mức ổn. Mình thấy rằng, tuy điểm số hiệu năng không quá nổi trội nhưng trong suốt quá trình sử dụng thực tế, Nokia G11 có thể đem lại khả năng xử lý các tác vụ hằng ngày, chơi game khá tốt, đôi lúc sẽ có những trường hợp bị giật khung hình, lag một chút nhưng tất cả chỉ diễn ra trong một tích tắc, nếu chúng ta không quá khó tính thì hoàn toàn có thể bỏ qua được.

Tuy nhiên, những kết quả hiệu năng trên chỉ mang tính chất cho chúng ta tham khảo và so sánh là chính vì dù sao thì trải nghiệm sử dụng thực tế vẫn là quan trọng nhất. Vậy nên, ngay sau đây mời các bạn đến với bài test chơi game thực tế trên Nokia G11 để xem máy hoạt động như thế nào nhé!
Nokia G11 mang đến trải nghiệm chiến game rất tốt
Ở phần chơi game này thì mình sẽ tải 4 trò chơi phổ biến hiện nay bao gồm: Liên Quân Mobile, Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến, PUBG Mobile, Call Of Duty Mobile. Nếu các bạn có muốn xem chi tiết hơn về thiết lập đồ họa, FPS, trải nghiệm chơi game thì mình đã ghi lại bằng ứng dụng Perfdog và bạn có thể tham khảo tại đây nhé!

- Liên Quân Mobile
Đầu tiên chúng ta hãy cùng đến với Liên Quân Mobile, ở tựa game này, Nokia G11 chỉ có thể thiết lập đồ họa của trò chơi ở mức 'Trung bình' nhưng điểm cộng là mình lại có thể kích hoạt FPS 'Cao'.


Đối với một trò chơi cơ bản như Liên Quân, Nokia G11 có thể chiến 'ngon lành cành đào' với thiết lập đồ họa như trên, mình thấy Nokia G11 cho trải nghiệm rất tốt, mượt mà, FPS được duy trì ổn định ở mức 58 - 60 FPS tuy đôi lúc hiện tượng giật, lag vẫn xảy ra nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm của mình. Mình đoán là các bạn cũng có thể chấp nhận được.
- Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến
Tiếp đến là Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến, không kém cạnh gì Liên Quân vì ở tựa game này Nokia G11 còn 'chiến' hơn nữa khi cho phép mình thiết lập đồ họa ở mức cao nhất với tốc độ khung hình lên đến 60 FPS, quá đã luôn!

Với tựa game Tốc Chiến thì Nokia G11 cho trải nghiệm chiến game cũng khá ổn, phản hồi nhanh chóng và hiện tượng giật lag vẫn có xảy ra, chẳng hạn như khi combat tổng hay ăn bùa Baron thì máy sẽ bị delay sẽ khá nhiều, có lẽ là vì mình để mức thiết lập quá cao. Để khắc phục tình trạng này cũng khá là đơn giản, các bạn chỉ cần hạ đồ họa xuống mức thấp nhất là vẫn có thể chơi mượt mà hơn rồi.
- PUBG Mobile
Tựa game thứ 3 có vẻ nặng đô hơn đôi chút, đối với PUBG Mobile thì thiết lập đồ họa trên Nokia G11 có hơi bị giới hạn. Để có thể chơi game mượt mà nhất có thể thì mình đã thiết lập đồ họa ở mức 'Mượt' và tốc độ khung hình 'Cao'.

Đối với một tựa game nặng như PUBG Mobile thì ban đầu mình nghĩ sẽ hơi quá sức với Nokia G11 nhưng máy vẫn có thể chơi khá ổn, mặc cho đồ họa có giảm xuống mức thấp nhất nhưng tốc độ khung hình vẫn ổn định ở mức 30 FPS, tuy không cao nhưng như vậy là đã tốt lắm rồi. Nhìn chung mình đánh giá trải nghiệm tổng thể khi chơi PUBG trên Nokia G11 vẫn ở mức chấp nhận được.
Call Of Duty Mobile
Cuối cùng là Call Of Duty Mobile, với tựa game này thì mình đã phải thiết lập đồ họa ở mức thấp nhất thì mới có thể chơi mượt được trên Nokia G11.

Mình thấy đối với Call Of Duty Mobile thì tuy rằng đồ họa có bị giảm xuống nhưng do được thiết lập mức FPS cao nên Nokia G11 sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn, mượt hơn hẳn PUBG Mobile. Nói chung, Nokia G11 vẫn mang lại khả năng chiến game ở mức khá ổn. Đôi khi mình có thấy vài pha bị rớt FPS và lag nhẹ nhưng không quá ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm của chúng ta cho lắm.
Tóm lại, con chip Unisoc T606 trên Nokia G11 đã mang đến cho mình trải nghiệm chơi game khá tốt, tuy không được đặt thiết lập đồ họa ở mức cao nhưng máy vẫn có thể chơi được những tựa game mình test, trừ vài tựa game bắn súng FPS như PUBG hay Call Of Duty sẽ có phần hơi 'đuối' sức với Nokia G11. Qua hai bài test chấm điểm hiệu năng và chiến game thực tế thì mình đánh giá rằng, tuy Nokia G11 không sở hữu cấu hình quá cao, quá mạnh nhưng máy vẫn sẽ đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cơ bản hàng ngày của chúng ta.
Nokia G11 pin 5.050 mAh có thể chiến game liên tục 7 tiếng hơn
Bên cạnh khả năng chiến game tốt, mình còn thử luôn thời gian sử dụng của Nokia G11 để xem với viên pin 5.050 mAh thì thiết bị có thể cho thời gian chơi game được trong bao lâu. Do đó ở bài test này mình sẽ tiếp tục chơi 4 tựa game ban nãy là Call Of Duty Mobile, Liên Quân Mobile, LMHT: Tốc Chiến, PUBG Mobile để xem sẽ trong bao lâu thì Nokia G11 sẽ hết pin khi chơi duy nhất một trò chơi?

Trước khi bắt đầu thì mình sẽ chia sẻ điều kiện test Nokia G11 như sau:
- Chơi 1 game duy nhất cho đến lúc máy hết pin.
- Độ sáng màn hình 100%, bật tốc độ làm tươi 90 Hz.
- Cắm tai nghe có dây xuyên suốt và âm lượng.
- Bật Wi-Fi và các thông báo từ mạng xã hội.
- Không bật tiết kiệm pin, màn hình thích ứng, GPS và Bluetooth.
- Chấm từ 100% kể từ lúc rút sạc đến 0%.
Kết quả mình thu được như sau:

- Liên Quân Mobile: 7 tiếng 32 phút.
- Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến: 7 tiếng 45 phút.
- PUBG Mobile: 6 tiếng 15 phút.
- Call Of Duty Mobile: 6 tiếng 53 phút.
Qua bài test bên trên thì mình nhận thấy Nokia G11 cho chúng ta thời gian chơi game liên tục rất tốt, trung bình tầm 6 đến hơn 7 tiếng. Với một bài kiểm tra có phần nặng nề như trên mà Nokia G11 vẫn đảm bảo cho một thời lượng sử dụng lâu dài, vậy nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng máy với các tác vụ hàng ngày như lướt web, mang xã hội, nghe nhạc,..., đấy nhé!
0 Post a Comment: